Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image

XANH magazine | April 26, 2024

Scroll to top

Top

One Comment

Sống sót để kể lại

Sống sót để kể lại
Bạc
  • On 03/01/2014
  • http://www.khuya.net

Anh không hâm mộ Trịnh Công Sơn.

Nói chính xác là không “cuồng” nhạc Trịnh, văn Trịnh như các bạn được. Trịnh có tài và viết hay/ sâu sắc/ nhân văn/ ý nghĩa/ thiền/ đạo…, anh công nhận. Trịnh sống cuộc đời phiêu lãng (phiêu du và lãng mạn) mà nhiều người trong cái hộp chật hẹp của cuộc sống thường nhật vẫn luôn mơ về, anh cũng công nhận. Trịnh không phải con người hoàn hảo, với không biết bao nhiêu giai thoại cả tốt lẫn xấu, cái này cũng công nhận luôn.

Ngày xưa lúc mày mò học đàn guitar, anh có cả một quyển sách nhạc dày sụ bao gồm bản ghi hầu hết các bản nhạc được phổ biến và vài trích đoạn viết lách, thư tình linh tinh của Trịnh (mà thời gian sau này các gái hay xuýt xoa trên Facebook và tumblr), nhưng câu duy nhất khiến anh tâm đắc là “trong những lúc tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau”.

image (2)

Mỗi người đều muốn trở thành nhân vật chính trong tiểu thuyết rom-com bé tí của mình, nhưng không phải ai cũng được giữ lại cho đến chương cuối cùng, và câu chuyện của những người sống sót để kể lại đều ít nhiều  đều lệch lạc (skewed) về một mô típ đẹp đẽ cũ mòn nào đó. Cái này trong logic học gọi là survivorship bias, một dạng của selection bias – những thành kiến/ thiên vị/ ngụy biện xuất phát từ việc sai lầm khi lựa chọn mẫu để tổng quát hóa/ cá biệt hóa.

Một trong những ví dụ phổ biến của survivorship bias là khi các bạn lấy Steve, Mark, Bill… ra để bảo vệ quan điểm “việc thành công không phụ thuộc vào việc bạn có bằng Đại Học hay không”. Thật ra,  chỉ nên đánh giá thành công của một người trên những thứ họ có (tài năng, tầm nhìn, nỗ lực, cơ hội…) chứ không phải những thứ họ không có (một tấm bằng, những đứa trẻ, một cây kem trong ngày mùa hè nóng bức…). Mấy bạn hay bảo mấy bạn bỏ học để theo đuổi triết lý “hãy cứ khát khao hãy cứ dại khờ”, nhưng mấy bạn cho thấy “niềm khát khao” của bạn quá dễ thỏa mãn và bị sự lười biếng dễ dãi đè bẹp chỉ sau một bữa ăn ngon hay một ngày tinh tươm, còn nỗi dại khờ của các bạn đơn thuần là không biết làm gì không biết đi đâu không biết đời mình sẽ trôi về đâu.

Stay-Hungry-Stay-Foolish-

Những người không tha thứ được cho cuộc đời, hay những người không được cuộc đời tha thứ, họ hầu như không có cơ hội kể lại câu chuyện của họ. Điều này giải thích vì sao Dare to Fail (Dám thất bại) là một quyển hiếm hoi có giá trị khai tâm với anh trong nhan nhản những quyển sách lắc (sách viết với mục đích tạo ảo giác như cắn thuốc lắc cho người đọc, ví dụ như Rich Dad, Poor Dad, The World is Flat, Who Moved My Cheese, One minute Manager… – thầy giáo) đang bày bán đầy rẫy ngoài thị trường. Với cá nhân anh, nghe chuyện kể và kinh nghiệm của những người đã từng thất bại, dám thất bại để có thể đứng lên trong những lần thử kế tiếp luôn có những giá trị thực tiễn hơn.

Mà nói vậy chứ, không tha thứ thì làm được gì? Có những chuyện nghe kể lại thì thấy ghê gớm vĩ đại lắm, nhưng khi sống trong nó, trực tiếp trải nghiệm nó thì thấy mỗi người đều phải làm những việc mình có thể để phản ứng lại với tình huống đó. Chuyện yêu đương cũng nôm na vậy, có những tình yêu nhìn vào thấy trời bể tang thương, nhưng thật sự sống và yêu trong đó thì thấy… cũng bình thường thôi. Mỗi người đều phải trải qua và kể lại câu chuyện của chính mình, dù bằng cách này hay cách khác. Thần tượng một ai đó có những giá trị tích cực nhất định, nhưng đừng bao giờ ước “Em muốn sống được như anh”, “Em muốn được nhìn đời bằng cách cảm của chị”… trời ơi, em có phải sống cuộc đời của anh/chị đâu mà gượng ép bắt chước làm gì.

Nói tóm lại, có nghe anh đẹp trai chị đẹp gái kể chuyện ly kỳ hấp dẫn lãng mạn mê ly thì nghe cho vui để đó chứ đừng tin, đừng bắt chước mà cũng đừng thử tại nhà, tại vì mấy ảnh chỉ cũng chỉ là người sống sót kể lại để cho người khác lắc mà thôi.

*Làm sao em có thể kể lại câu chuyện của em cho hay lại là chuyện khác, cái này em có thể liên lạc Writer để nhận được tư vấn cách làm sao để viết tốt.

Bạc

Comments

comments

Nếu bạn thích bài này của Bạc thì ấn nhẹ nhàng vào đây nha.

Hoặc chia sẻ lên các kênh sau cho mọi người cùng đọc

Xanh cũng có mặt trên Facebook, bạn thích Xanh để cập nhật các thông tin mới nhất từ Xanh nha.

Comments

  1. Bà Chi

    Tác giả có đọc những cuốn sách mà liệt kê trong phần 'sách lắc' không vậy? Liệt kê The World Is Flat là một sai lầm nghiêm trọng, đó không phải là một cuốn kiểu khai tâm dân trí, mà cuốn sách đó nói về những thay đổi trong xã hội hiện đại liên quan tới công nghệ, kinh tế, globalisation… mà dân kinh tế/xã hội hay dân làm bộ như mình rành kinh tế/xã hôi đều phải đọc qua. Đó không phải là một cuốn tự kể để thúc đẩy người đọc, mà có case study, dẫn chứng, số liệu, research đàng hoàng.

    Rich Dad, Poor Dad cũng không hẳn là một cuốn self-help toàn lắc, mà trong đó cũng có kể lại rất nhiều những ví dụ thất bại. Who Moved My Cheese cũng là một trong số những cuốn sách self-help hay, nhưng 2 cuốn này thuộc về ý kiến mỗi người nên không bàn tới ở đây.

    Còn đoạn viết về survivorship bias thì thật là, dịch ra từ Wiki và nghe là biết tác giả chẳng hiểu gì rồi. Tóm lại, viết hay không đơn giản chỉ là nghe ngóng đâu đó đâu nhé, đây cũng là một dạng văn lắc thiếu kiến thức đây.