Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image

XANH magazine | April 26, 2024

Scroll to top

Top

4 Comments

Nếu hôm nay người thực hiện không phải chúng ta, thì là ai?

Nếu hôm nay người thực hiện không phải chúng ta, thì là ai?
K.
  • On 14/11/2013

Tại Hội nghị Công ước Khung của LHQ về biến đổi khí hậu lần thứ 19 (COP 19) có một người đàn ông đã khóc. Những giọt nước mắt của ông cùng bài phát biểu thay cho toàn thể người dân Philippines vừa chìm trong cơn bão Haiyan đã làm cho tất cả những người có mặt tại Hội nghị im lặng sững sờ.

Người đàn ông đó là Yeb Sano, trưởng đoàn đàm phán của Philippines.

Để chia sẻ với nỗi đau đớn và mất mát lớn lao tại quê nhà, nơi những người dân Phillipines đang chìm trong cảnh đói khổ và tuyệt vọng sau thảm họa, ông đã tuyệt thực ba ngày và sẽ tuyệt thực trong suốt COP19 cho đến khi Hội nghị có được những kết quả cụ thể.

Bằng những lời lẽ đầy xúc động, Sano đã cám ơn sự động viên chia sẻ của mọi người đối với người dân Phillipines và bắt đầu bài diễn văn của mình bằng chính câu chuyện mà người dân Philippines đã và đang phải trải qua. Một năm trước cũng chính tại Hội nghị này (COP 18), ông Sano đã nêu những quan điểm của ông và Philippines về vấn đề biến đổi khí hậu và kêu gọi thế giới cần thực tế hơn trong việc đối diện với những thay đổi khắc nghiệt. Vào thời điểm đó Phillipines cũng đang đương đầu với một cơn bão thảm khốc. Một năm sau, không ai có thể ngờ được người dân tại đảo quốc này tiếp tục hứng chịu một cơn bão còn kinh khủng hơn, cơn bão Haiyan, được xem là khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người.

Xúc động nhưng đanh thép và tràn đầy hy vọng, Sano yêu cầu các đoàn đại biểu phải tập trung hơn hơn trong các giải pháp toàn cầu về vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu. Warsaw phải mang đến tham vọng mạnh mẽ và cần phải tập hợp ý chí chính trị để giải quyết biến đổi khí hậu. Thế giới không thể chờ đợi thêm mười năm, hai mươi năm nữa để giải quyết những vấn đề mà nếu như quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, chính những con người ở COP19 hôm nay có thể thực hiện được.

“Tôi phát biểu thay cho đoàn đại biểu của tôi. Nhưng hơn cả vậy, tôi nói thay cho vô số những người không còn có thể tự nói cho chính họ vì đã mất mạng trong cơn bão. Tôi cũng nói cho những ai mất cha mẹ bởi thảm kịch này. Tôi nói cho những người đang chạy đua với thời gian để cứu người sống sót và để giảm nhẹ nỗi đau cho những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa. Chúng ta có thể hành động quyết liệt bây giờ để đảm bảo rằng có thể ngăn chặn được một tương lai, khi mà siêu bão trở thành chuyện thường. Bởi vì với tư cách là một quốc gia, chúng tôi không chấp nhận một tương lai, khi mà siêu bão kiểu Haiyan trở thành thực tiễn cuộc sống. Chúng tôi không chấp nhận việc chạy khỏi bão tố, sơ tán gia đình, chịu đựng sự tàn phá và đau khổ, đếm người chết trở thành đời thường. Đơn giản là chúng tôi không chấp nhận…” – Lời ông Yeb Sano.

Giải pháp và hành động mạnh mẽ bằng sự nhất trí, đoàn kết chung của các quốc gia là những gì mà Sano yêu cầu. Bài phát biểu của ông không chỉ làm cho những người có mặt tại Ba Lan mà cả thế giới rúng động.

Mahatma Gandhi đã nói “Bạn sẽ phải thay đổi theo cách mà bạn muốn thấy thế giới thay đổi”. Vậy thì đây là lúc mà tất cả chúng ta phải thay đổi theo cách mà chúng ta muốn thế giới thay đổi.


“Chúng tôi kêu gọi COP hãy theo đuổi việc này cho đến khi có kết quả ý nghĩa nhất. Cho đến khi đạt được những cam kết vững chắc nhằm đảm bảo việc huy động các nguồn lực cho Quỹ Khí hậu Xanh. Cho đến khi hoàn thành lời hứa thành lập một cơ chế về tổn thất và thiệt hại; cho đến khi đảm bảo có tài chính cho việc áp dụng cơ chế đó; cho đến khi có các lộ trình cụ thể nhằm đạt được con số 100 tỷ đô la đã cam kết từ trước; cho đến khi chúng ta nhìn thấy tham vọng thực sự với việc bình ổn khí nhà kính. Chúng ta phải chi tiêu tiền vào đúng nơi đúng chỗ.” – Yeb Sano.

“Chẳng cần chờ kết quả của COP 19, bạn sẽ tự biết hành xử thế nào với túi nylon, với rác thải, với những cột đèn đỏ thời gian chờ quá 25 giây”. (Thể Thao Văn Hóa)

Haiyan

Những người sống sót đứng nhìn những mảnh xác nhà tan hoang sau khi cơn bão Haiyan quét qua thành phố Tacloban ở miền trung Philippines ngày 10 tháng 11 (Boston).

Haiyan2

Người phụ nữ mang thai này đang nấu một bữa ăn, bên ngoài là cảnh đổ nát (Boston)

haiyan7

Trên tay người đàn ông này là xác đứa con gái nhỏ của anh..; (Boston)

Haiyan3

Tiếng gọi người thân thảm thiết của người phụ nữ này khi lên máy bay di tản của quân đội Mỹ (Boston)

haiyan4

Một đứa bé dùng tạm tấm nhựa để che mưa khi đi ngang bức tượng bị gãy đổ (Boston)

haiyan5

Người đàn ông mặc áo có dòng chữ Never give up đi giữa đống đổ nát hoang tàn. Bốn ngày sau bão thành phố này không có điện, không có thực phẩm. (Boston)

haiyan6

Hãy nhìn ánh mắt của người đàn ông này…

Haiyan_theme

Những gì còn lại…

(Trích dẫn in nghiêng từ bài của Soha News, hình ảnh từ Boston.com)

Comments

comments

Nếu bạn thích bài này của K. thì ấn nhẹ nhàng vào đây nha.

Hoặc chia sẻ lên các kênh sau cho mọi người cùng đọc

Xanh cũng có mặt trên Facebook, bạn thích Xanh để cập nhật các thông tin mới nhất từ Xanh nha.

Comments

  1. Phan Hải

    Có một nghịch lý khi Mỹ là quốc gia phản đối về việc ký kết nghị định về giảm thải CO2 vì cho rằng sẽ làm ảnh hưởng đến kinh tế. Các quốc gia lớn cũng cùng chung suy nghĩ này. Sau cơn bão Haiyan, 2500 người dân Philipines chết, Mỹ đã viện trợ 20 triệu USD và cử quân đội đến để hỗ trợ sau bão.

    Hy vọng ông Seno không phải tuyệt thực đến hết hội nghị và trở về mà chẳng được gì.